Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
Ngày đăng: 02/08/2019
Lãnh đạo và quản lý luôn được xem như là hai kỹ năng không thể thiếu đối với bất kì doanh nhân thành công nào. Tuy nhiên ngày nay bất cứ ai cũng phải nắm rõ bản chất hai kĩ năng này để có thể ứng dụng vào trong cuộc sống và công việc. Hôm nay LinkQ gửi đến bạn bài viết về sự khác biệt giữa Lãnh đạo và Quản lý dưới góc nhìn thực tế và cụ thể nhất.
Trước tiên chúng ta cần phải thống nhất với nhau các khái niệm chung như sau:
- Lãnh đạo và Quản lý là kỹ năng hay là một chức vụ (con người)?
Hai phạm trù Lãnh đạo và Quản lý này có quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời bổ sung ý nghĩa cho nhau. Nếu thiếu kỹ năng lãnh đạo thì sẽ không thể trở thành Nhà lãnh đạo, ngược lại muốn thành công trong vai trò nhà lãnh đạo thì bắt buộc phải có kỹ năng quản lý tốt và hiệu quả.
Nhà quản trị thành công là người biết kết hợp kỹ năng Lãnh đạo và Quản lý một cách hài hoà, có tỷ trọng phù hợp với đặc thù công việc và văn hoá công ty. Là nhà quản trị 2 trong 1.
- Lãnh đạo và Quản lý, cái nào có trước?
Dù ở phương diện nào, nhà quản trị cũng phải xuất phát điểm từ Gốc là Nhà quản lý, sau đó mới thành công trên cương vị Nhà lãnh đạo.
- Môt câu nói có thể khái quát được chân dung nhà quản trị 2 trong 1?
Nhà quản trị thành công phải đồng thời là: Một viên đại tướng biết cách chỉ huy, một quan toà biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết cách khích lệ cổ vũ.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÀ QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO
1. Vai trò
Nhà quản lý quan hệ với CÔNG VIỆC: Lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, theo dõi tiến độ công việc, kiểm tra đánh giá, phân công công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Nhà lãnh đạo quan hệ với CON NGƯỜI: Giao tiếp, hướng dẫn, kèm cặp, chia sẻ thông tin, lắng nghe, tin cậy, động viên, tôn trọng.
2. Quá trình tư duy
Nhà quản lý luôn sáng tạo, tập trung vào công việc với góc nhìn hướng nội và luôn chấp nhận thực tế.
Nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển con người với góc nhìn hướng ngoại. Thường xuyên điều tra, khám phá thực tế.
3. Đưa ra định hướng
Nhà quản lý nhìn vào tình hình thực tế để định hướng nhằm cải thiện hiện tại, Tầm nhìn gần và có kế hoạch cụ thể ngắn hạn.
Nhà lãnh đạo luôn định hướng nhằm tạo ra tương lai và các thị trường mới, họ có tầm nhìn dài hạn và kế hoạch dài hạn.
4. Quan hệ với người lao động
Nhà quản lý làm việc với nhân viên cấp dưới, kiểm soát chặt chẽ công việc. Họ chỉ huy và phối hợp công việc với cấp dưới.
Nhà lãnh đạo xem mọi người như đồng nghiệp và cộng sự, họ luôn học hỏi, lắng nghe và tin cậy đồng nghiệp.
5. Bản chất công việc
Nhà quản lý làm ĐÚNG VIỆC
Nhà lãnh đạo làm VIỆC ĐÚNG
Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn, thì ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp hiệu quả nhất.
Để tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn đăng kí theo mẫu bên dưới:
Xin cảm ơn!
Tin khác:
- Phương Pháp Giữ Chân Và Thu Hút Nhân Tài
- Sư tử và kiến - Bài học quản trị nhân sự sâu sắc
- Xu Hướng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại Kỷ Nguyên Số
- Tâm sự của sếp và bài học về Tầm nhìn của lãnh đạo
- Thưởng hay phạt qua góc nhìn của Thế Giới Di Động
- Bốn nguyên tắc thực thi - Bí quyết thúc đẩy năng suất nhân viên
- Bí Quyết Xây Dựng Nhân Lực của Người Nghiện Giày - Phil Knight
- Những Vấn Đề Nan Giải Thường Gặp Trong Quản Lý Nhân Sự
- Phần mềm quản lý nhân sự ngành gỗ
- Bài Học Quản Trị Doanh Nghiệp Thần Kỳ Từ Ông Chủ Đế Chế Samsung