Vì sao người cũ ra đi?

Ngày đăng: 29/08/2019

VÌ SAO NGƯỜI CŨ RA ĐI?

 

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp than thở bởi tình trạng "chảy máu chất xám" do không giữ được người cũ ở lại làm việc lâu dài. Đây là vấn nạn nhức nhối đối với doanh nghiệp Việt. Theo nghiên cứu thị trường lao động của Anphabe: tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên năm 2018 đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

 

Tuy nhiên chúng ta đồng thời cũng đã lắng nghe rất nhiều những tâm sự của các nhân sự làm việc lâu năm và bị đào thải, thậm chí là "vắt chanh bỏ vỏ" khi đã sử dụng hết năng lực.

 

Một bên là muốn giữ người nhưng không được. Một bên muốn cống hiến nhưng không được xem trọng nên bắt buộc phải ra đi. Mâu thuẫn là vậy, nguyên nhân có thể đến từ rất nhiều hướng, nhưng điểm giao của hai vấn đề trên lại nằm ngay nút thắt đầu tiên, đó là sự bất bình đẳng giữa người CŨ & người MỚI.

 

Người CŨ đến với công ty từ những ngày đầu khởi nghiệp, hoặc đến vào một giai đoạn công ty chưa phát triển lớn mạnh như hiện tại. Để xây dựng được vị thế doanh nghiệp như bây giờ, các nhân sự lâu năm đã phải cố gắng rất nhiều, cống hiến nhiều năm và tận tâm với công việc. Đây là lớp "khai quốc công thần" ở doanh nghiệp, họ có một vị trí rất quan trọng về mặt tinh thần nơi làm việc. Theo thời gian những nhân sự này phát triển lên các vị trí quản lý nếu có đủ năng lực.

 

Người MỚI đến với công ty khi lãnh đạo đang cần một nguồn lực tươi mới, mạnh mẽ hơn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn nữa, đây là việc mà các nhân sự cũ không thể đạt được bởi tư duy đã bị bó hẹp trong phạm vi công ty suốt nhiều năm trời. Người MỚI về thực sự đã mang đến luồng gió mới, giúp doanh nghiệp tăng trưởng rõ rệt.

 

Đây là chính là thời điểm phát sinh mâu thuẫn giữ người CŨ và người MỚI. Rất nhiều nhà quản trị không kịp nhận ra điểm bất đồng này nên đã để mất nhiều nhân sự cũ.

 

Inamori Kazuo - doanh nhân huyền thoại Nhật Bản đã từng nói rằng: Xây dựng doanh nghiệp cũng như khi ta xây dựng tường thành. Để bức tường được vững chắc và cao lớn, chúng ta cần tìm những viên đá lớn đặt lên nhau. Tuy nhiên đá càng lớn thì càng khó vừa nhau, càng có nhiều lỗ hổng trên bức tường khiến bức tường trở nên chông chênh và dễ dàng bị công phá. Đó chính là lúc những viên đá nhỏ phát huy tác dụng của mình, những viên đá nhỏ len lỏi vào những khoảng trống giữa những viên đá to đó, đá nhỏ gắn kết và làm nên một bức tường thống nhất vững mạnh.

 

 

Người CŨ được ví như những viên đá nhỏ, tuy rằng năng lực gánh vác không lớn như những viên đá lớn tượng trưng cho người MỚI. Nhưng người cũ với giá trị tinh thần và tâm huyết vẫn còn nguyên đó, là điều quý giá nhất với doanh nghiệp.

 

Để có thể giữ chân được những nhân sự lâu năm và có tâm huyết, nhà quản trị cần xác định được vai trò của từng nhân sự trong những thời điểm nhất định. Không nên quá thiên về người mới mà bỏ quên công sức đóng góp của người cũ, đồng thời cũng không quá phụ thuộc vào người cũ để mở cửa chào đón và tạo điều kiện cho nhân sự mới phát triển tương xứng với năng lực của họ.

 

LinkQ Software JSC 

Khách hàng tiêu biểu

  • sssc
  • Kim Hoa
  • Agrex Saigon
  • TVSL
  • Vinh Thinh
  • Dong Nhan
  • HA
  • TLG
  • N
  • IN
  • Hoang Khang
  • Gilimex PPJ
  • Phong Phu
Copyright © 2019 Biquyetquantrisanxuat.com
  • Kết nối với chúng tôi:

Hotline