Khái niệm mô hình 4M và ứng dụng trong quản trị sản xuất

Ngày đăng: 20/05/2020

Trong sản xuất, những yếu tố quan trọng nhất được gói gọn trong 4M. Vậy 4M là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm mô hình 4M trong sản xuất.

 

Khái niệm mô hình 4M là gì? Các yếu tố của 4M

 

4M được hiểu là kỹ thuật quản trị sản xuất, bao gồm 4 yếu tố: Con người, Máy móc, Vật liệu và Phương pháp. Cụ thể:

 

1. Man – Con người

Con người bao gồm: lãnh đạo các cấp, công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Đây là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Dù công nghệ có hiện đại đến đâu, con người vẫn được coi là nhân tố cơ bản nhất tác động đến hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi vì, con người chính là người sử dụng máy móc, thiết bị để tạo ra sản phẩm.

 

2. Materials – Nguyên vật liệu

Yếu tố này bao gồm vật tư, nguyên vật liệu, hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nguồn nguyên vật liệu được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

3. Machines – Máy móc

Bao gồm khả năng công nghệ, máy móc, thiết bị. Có tác động rất lớn trong việc nâng cao các tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.

 

4. Methods – Các phương pháp

Bao gồm các phương pháp quản trị, công nghệ, tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Với công nghệ thích hợp, trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là quan trọng nhất. Ngoài ra, chất lượng còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như thông tin (information), môi trường (environment), đo lường (measure) và hệ thống (system)…

 

Một số ứng dụng mô hình 4M trong quản trị sản xuất

 

 

  • Nguyên vật liệu: Loại nguyên liệu nào cần sử dụng? Khi nào cần đến? Vấn đề chất lượng, tiến độ cung cấp, sử dụng và tồn kho như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
  • Máy móc: Thiết bị nào cần thiết và phù hợp? Bố trí, sử dụng như thế nào để phát huy tối đa công suất? Công tác bảo dưỡng được thực hiện thế nào?
  • Con người: Cần nhân viên như thế nào? Làm sao để thu hút và giữ được nhân viên? Điều gì giúp người lao động làm việc hiệu quả?
  • Các phương pháp: Quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn chất lượng, các biện pháp gia công và định mức.

 

Phương pháp kiểm soát sản xuất với 4M

Việc giám sát, kiểm soát sản xuất và phân tích 4M có hiệu quả trong việc kiểm tra nhà máy, giảm thiểu hàng phế phẩm và nâng cao năng suất lao động. Cụ thể:

 

1. Nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất. Cần kiểm tra việc bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu theo các tiêu chuẩn và định mức đã quy định

 

2. Giám sát và kiểm soát các quá trình

Giao nhận – Bốc xếp và vận chuyển – Gia công chế biến – Tồn trữ.

 

3. Nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Do đó, trước khi đưa vào sản xuất, cần kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào bằng các bước như: kiểm tra xem sử dụng phương tiện, thời gian vận chuyển và bốc dỡ có hợp lý không? Tình trạng xử lý nguyên vật liệu có hợp lý không? Lượng hàng tồn kho có thích hợp không? Việc sắp xếp nguyên vật liệu trong kho có thích hợp không?…

 

4. Máy móc, thiết bị

Kiểm tra máy móc, thiết bị cũng vô cùng quan trọng, bởi trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị bị hỏng hóc sẽ làm gián đoạn cả quy trình sản xuất, dẫn đến chậm tiến độ sản xuất, gây ảnh hưởng lớn về mặt chất lượng và số lượng hàng hóa. 

Có thể kiểm tra bằng cách: xem trước bảng hướng dẫn sử dụng máy móc để hiểu cách vận hành của chúng, máy móc này có phù hợp với năng lực của nhân viên không? Có phù hợp với quy trình sản xuất không? Định mức tiêu hao ra sao? Việc sắp xếp, bố trí thiết bị, dụng cụ sản xuất có khoa học không? Hơn nữa, cần kiểm tra tài liệu bảo dưỡng để chắc chắn rằng khi máy móc hỏng hóc biết cách sửa chữa kịp thời…

 

5. Nguồn nhân lực

Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của quá trình sản xuất, cần tìm hiểu các yếu tố như: xác định rõ tiêu chuẩn công việc, những việc được làm và không được làm.

Bên cạnh đó, cần xác định kỹ năng nắm bắt công việc có tốt không, làm việc có trách nhiệm cao không, năng suất lao động cao không, có xảy ra mâu thuẫn nội bộ không?...

 

6. Các phương pháp

Có thể đưa ra những khía cạnh như: Quy trình sản xuất có hợp lý không? Phương pháp áp dụng có tạo ra sản phẩm tốt không? Có phải là phương pháp tăng năng suất tốt không? Phương pháp tiến hành an toàn không? Biểu đồ theo dõi kế hoạch thực hiện ra sao? Lịch trình công việc được lập như thế nào?...


Với những chia sẻ trên đây, có thể thấy rằng muốn quản trị sản xuất tốt cần có phương hướng, mục tiêu và chiến lược rõ ràng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm mô hình 4M và phương pháp kiểm soát sản xuất với 4M. Chúc các bạn thành công!

Xin cảm ơn!

Khách hàng tiêu biểu

  • sssc
  • Kim Hoa
  • Agrex Saigon
  • TVSL
  • Vinh Thinh
  • Dong Nhan
  • HA
  • TLG
  • N
  • IN
  • Hoang Khang
  • Gilimex PPJ
  • Phong Phu
Copyright © 2019 Biquyetquantrisanxuat.com
  • Kết nối với chúng tôi:

Hotline