Quy trình quản lý sản xuất hiệu quả

Ngày đăng: 26/05/2020

Thực hiện hoạt động quản lý sản xuất, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất hàng hóa. Từ đó, giảm thiểu tối đa các rủi ro và hạn chế nhiều chi phí phát sinh gây lãng phí. Vậy quản lý sản xuất là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Tất cả những thắc mắc này, chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

 

 

1. Khái niệm quản lý sản xuất


Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo hàng hóa cung cấp đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng theo như kế hoạch.

 

Mục tiêu quản trị sản xuất

- Cung cấp sản phẩm đúng thời gian, đúng số lượng và đúng tiêu chuẩn chất lượng cho khách hàng.

- Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Tạo ra tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng.

- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm.

 

2. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp


Quy trình quản lý sản xuất bao gồm 6 công đoạn:

 

- Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường tiềm năng của mình cần đến nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?

 

- Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện sản xuất theo kế hoạch.

 

- Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình để đảm bảo sự chặt chẽ và hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.

 

- Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là vô cùng cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất và đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc đầu.

 

- Định giá cho sản phẩm: Định giá cho sản phẩm là việc cần làm sau khi xem xét chất lượng sản phẩm. Giá sản phẩm phải được dựa trên chi phí cho nguyên vật liệu, hao tổn máy móc và hao phí lao động của công nhân. 

 

- Quản lý bán hàng: Việc quản lý bán hàng yêu cầu xác định nhu cầu của thị trường và giá của mỗi loại sản phẩm. Người quản lý cần phải được báo cáo doanh số bán hàng hằng ngày để đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra thông suốt.

 


Qua nội dung trên, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về quản lý sản xuất là gì cũng như cquy trình thực hiện ra sao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, để có thể đảm bảo sản xuất hàng hóa hiệu quả và kịp thời không phải là điều đơn giản. Chính vì vậy, phần mềm quản lý sản xuất sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn, với việc sử dụng phần mềm người quản lý có thể theo dõi danh mục vật tư, bán thành phẩm, theo dõi đơn giá vật tư, nhân công theo từng giai đoạn để từ đó có kế hoạch vật tư, phân bổ nhân công...hiệu quả.

 

Hãy liên hệ với LinkQ để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp phần mềm quản lý sản xuất.

Khách hàng tiêu biểu

  • sssc
  • Kim Hoa
  • Agrex Saigon
  • TVSL
  • Vinh Thinh
  • Dong Nhan
  • HA
  • TLG
  • N
  • IN
  • Hoang Khang
  • Gilimex PPJ
  • Phong Phu
Copyright © 2019 Biquyetquantrisanxuat.com
  • Kết nối với chúng tôi:

Hotline