Vai trò của quản trị sản xuất 4.0 trong doanh nghiệp hiệu nay

Ngày đăng: 19/05/2020

Dù trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, lợi nhuận và doanh thu luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những yếu tố quyết định đến việc gia tăng doanh thu của doanh nghiệp đó là quản trị sản xuất hiệu quả. Vậy quản trị sản xuất là gì? đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

Quản trị sản xuất là gì?

 

Để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp có 2 cách thường áp dụng đó là tăng giá thành sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất đầu vào. Trước tình hình phát triển của nền kinh tế hiện này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cách thứ nhất là không khả thi, cách tối ưu nhất là giảm tối thiếu chi phí đầu vào. Quản trị sản xuất được hiểu tương tự như vậy. 

 

Quản trị sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với khu nhà máy hoặc khu xưởng trong doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo hàng hóa cung cấp đúng thời hạn, đạt yêu cầu về số lượng và tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch. 

 

Mục tiêu của quản trị sản xuất

 

Mục tiêu của quản trị sản xuất là sử dụng chi phí sản xuất đầu vào thấp nhất và chuyển hóa thành những sản phẩm đầu ra với hiệu quả cao nhất. Bằng việc này, các doanh nghiệp sẽ phát triển và tăng trưởng một cách nhanh chóng.

 

Vai trò của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp

 

1. Tăng lợi nhuận

 

Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm 3 phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được xem là khâu quyết định tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm/dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất là cơ sở góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở vật chất để thúc đẩy xã hội phát triển. 

 

Quá trình sản xuất được quản lý tốt giúp tiết kiệm được các nguồn lực trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Bạn hãy thử hình dung, bằng việc cùng sản xuất ra sản phẩm A nhưng nếu bạn thực hiện quản trị sản xuất tốt thì bạn sẽ không phải bỏ ra một khoản chi phí cho nguyên liệu dư thừa, nhân công nhàn rỗi thì rõ ràng hoạt động của doanh nghiệp sẽ ngày càng tinh gọn, linh hoạt hơn và chi phí được giảm xuống mức tối thiểu, lợi nhuận được nâng lên mức tối đa.

 

Nâng cao năng lực cạnh tranh

 

Ngày nay, nhu cầu của người dùng ngày càng tăng và yêu cầu về sản phẩm cũng ngày càng khắt khe hơn. Đứng trước tình hình đó, để cạnh canh trên thị trường doanh nghiệp của bạn phải cung ứng được sản phẩm vừa có giá phải chăng đồng thời cũng cần phải có chất lượng tốt. 

 

Nhờ thực hiện quản trị sản xuất, giúp kiểm soát được quy trình sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ sản xuất và tìm kiếm được nguồn nguyên liệu sạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.. 

 

Như vậy, có thế thấy quản trị sản xuất là một bước quan trọng giúp nâng cao và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, đánh giá vai trò của quản trị sản xuất trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng không có nghĩa là xem xét nó một cách biệt lập tách rời các chức năng khác trong doanh nghiệp. 

 

Các chức năng quản trị được hình thành nhằm thực hiện mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quản trị sản xuất có quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như quản trị tài chính, quản trị marketing và nhiều chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp. Mối quan hệ này vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhau cùng phát triển, lại vừa mâu thuẫn nhau. Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa vào cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp.


Với những chia sẻ trên đây có thể nhận thấy quản trị sản xuất đã trở thành một vấn đề quan trọng sống còn của một doanh nghiệp. Quản trị sản xất chính là một trong những phương pháp tăng hiệu quả hoạt động, tăng lợi thế cạnh tranh, từ đó giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.  

Khách hàng tiêu biểu

  • sssc
  • Kim Hoa
  • Agrex Saigon
  • TVSL
  • Vinh Thinh
  • Dong Nhan
  • HA
  • TLG
  • N
  • IN
  • Hoang Khang
  • Gilimex PPJ
  • Phong Phu
Copyright © 2019 Biquyetquantrisanxuat.com
  • Kết nối với chúng tôi:

Hotline