Phần mềm quản lý sản xuất MRP

Ngày đăng: 21/02/2020

Chào mừng bạn đến với bài viết tổng quan về phần mềm quản lý sản xuất. Nội dung được LinkQ biên soạn nhằm chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích. Hi vọng thông qua bài viết này bạn có thể có những quyết định đầu tư đúng đắn vào doanh nghiệp của mình.

 

Bao gồm các phần nội dung chính:

 

Phần 01: Khái niệm phần mềm quản lý sản xuất

 

Phần 02: Các phân hệ quản trị

 

Phần 03: Giá trị mang lại cho doanh nghiệp

 

Phần 04: Quy trình triển khai hệ thống phần mềm quản lý sản xuất

 


 

I. KHÁI NIỆM PHẦN MỀM QUẢN LÝ SẢN XUẤT

 

Ngày nay việc ứng dụng phần mềm vào quản lý sản xuất là giải pháp không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn. Bởi hiệu quả của giải pháp này mang lại rất tốt và nhanh chóng, góp phần tăng năng suất hoạt động, giảm lãng phí, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đạt chuẩn.

 

Về tổng quan chung, chúng ta hiện có ba loại phần mềm quản trị sản xuất:

 

1. Phần mềm lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (Material Requirements Planning - MRP)

 

Là một hệ thống quản lý các quy trình sản xuất đơn thuần, bao gồm các chức năng giúp lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát nguyên vật liệu… nhằm đáp ứng ba mục tiêu:

 

- Đảm bảo nguyên vật liệu luôn có sẵn cho hoạt động sản xuất và sản phẩm có sẵn để giao cho khách hàng.

 

- Duy trì nguyên vật liệu và sản phẩm thấp nhất có thể trong kho.  

 

- Lập kế hoạch hoạt động sản xuất, lịch giao hàng và hoạt động mua hàng.

 

 

2. Lập kế hoạch tài nguyên sản xuất (Manufacturing Resource Planning – MRP II)

 

Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) đã giúp các nhà quản lý xác định được số lượng và thời gian mua nguyên vật liệu rất tốt. Nhưng trong các quy trình quản trị sản xuất hiện đại, các nhà quản lý phải quan tâm và tính toán ra các thông số máy móc, thời gian lao động cần thiết, tài chính và nhân lực. Với yêu cầu này, MRP II ra đời nhằm giúp nhà quản trị lập kế hoạch để khai thác tối đa các nguồn tài nguyên cho hoạt động sản xuất.

 

Hệ thống MRP II được xây dựng theo từng mô-đun, với các mô-đun điển hình như:

 

- Quản lý thu mua

 

Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP I)

 

Lập kế hoạch sản xuất

 

Kế toán giá thành

 

Quản lý lịch trình sản xuất chính

 

Hệ thống MRP II giúp doanh nghiệp:

 

- Kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho

 

- Cải tiến quy trình sản xuất

 

- Cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp

 

- Đối với thiết kế & kỹ thuật: Cải tiến và kiểm soát thiết kế; Chất lượng tốt hơn và kiểm soát chất lượng.

 

- Đối với tài chính & chi phí: Giảm vốn lưu động cho hàng tồn kho; Dòng tiền được cải thiện thông qua việc giao hàng nhanh hơn; Hồ sơ tồn kho chính xác

 

3. Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP Sản Xuất: (Enterprise resource planning for the manufacturing industries)

 

MRP liên quan chủ yếu đến vật liệu sản xuất, trong khi MRP II liên quan đến sự phối hợp của toàn bộ hoạt động sản xuất, bao gồm vật liệu, tài chính và nguồn nhân lực. Mục tiêu của MRP II là cung cấp dữ liệu nhất quán cho tất cả các thành viên trong quy trình sản xuất khi sản phẩm di chuyển qua dây chuyền sản xuất.

 

Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) và lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRPII) là tiền thân của hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP Sản Xuất) , một hệ thống tích hợp thông tin kinh doanh. Đồng thời với sự phát triển của những phương pháp, những triết lý quản trị sản xuất mới và hệ thống máy móc công nghệ thông tin. ERP Sản Xuất ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng chuyên sâu và phức tạp của nhà quản lý về:

 

- Quản lý tổng thể hoạt động sản xuất: MRP và MRP II

 

- Liên tục cải tiến quy trình hoạt động để tối ưu hơn.

 

- Đo lường và dự báo tương lai.

 

Bảng 01: Các phân hệ quản trị theo từng loại phần mềm quản trị sản xuất.

 

 

II. CÁC PHÂN HỆ QUẢN TRỊ

 

1. Lập kế hoạch sản xuất

 

- Căn cứ vào thời gian giao hàng của đơn hàng và tình hình nguyên vật liệu, nhân sự, máy móc thiết bị để lên kế hoạch sản xuất theo ngày, tuần, tháng, quý, năm. 


- Căn cứ vào danh sách đơn hàng cần sản xuất theo từng thời điểm, định mức nguyên vật liệu thực, tồn kho thực tế, thời gian giao hàng của nhà cung cấp để lên kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất từng thời điểm. Hạn chế việc mua dư thừa nguyên vật liệu, tiết kiệm các chi phí về bảo quản kho, ứ đọng hàng tồn.
 

- Tính toán năng lực sản xuất để quyết định nhận thêm đơn hàng.
 

- Căn cứ dữ liệu quá khứ để lên dự báo nhu cầu tương lai, lên kế hoạch nhân sự, máy móc.

 

2. Quản lý kho

 

- Giúp quản lý kho trở nên tự động, chính xác, nhanh chóng và thông minh hơn.
 

- Quản lý nhập-xuất-tồn chi tiết theo lô, từng kho và từng vị trí và số đơn hàng. Quản lý đồng thời nhiều loại hàng hoá; Thiết lập cơ cấu theo địa điểm hoặc đặc tính của vật tư.
 

- Quản lý theo mã vạch, barcode; Quản lý giành hàng (SO); Quản lý phiếu, chứng từ và liên kết dữ liệu liên phòng ban.

 

3. Quản lý tiến độ đơn hàng

 

- Tiến độ sản xuất luôn được cập nhật tức thời theo từng công đoạn sản xuất. Giúp nhà quản lý theo dõi, kiểm soát và kịp thời ra quyết định phù hợp tại từng công đoạn sản xuất. 


- Cho biết tình trạng đơn đặt hàng: Chưa sản xuất; Đang chờ nguyên vật liệu; Đề xuất kho nguyên vật liệu sản xuất; Đang được sản xuất tại từng công đoạn cụ thể; Đã nhập kho; Đã giao hàng.


- Quản lý đơn hàng trễ, đơn hàng sắp đến hạn giao. Báo cáo phân tích năng lực giao hàng. Cảnh báo vượt quá công suất và cập nhật theo từng công đoạn. 


- Tính toán tổng năng lực sản xuất, tổng thời gian theo thời gian thực. 


- Tự động thông báo để đôn đốc và nhắc việc.

 

4. Quản lý nguyên vật liệu sử dụng và hao phí sản xuất

 

- Quản lý nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng; nguyên vật liệu xuất sản xuất thực tế; nguyên vật liệu nhập trả theo lệnh sản xuất.
 

- Quản lý hao phí nguyên vật liệu tại mỗi công đoạn, mỗi bộ phận.
 

- Quản lý thời gian thực được sử dụng để sản xuất, thời gian hao phí không làm tăng giá trị gia tăng.

 

5. Quản lý chất lượng

 

- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chi tiết theo từng công đoạn và có liên kết với các bộ phận khác để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và giảm thiểu sai sót thấp nhất. Đồng thời đo lường năng suất theo từng nhân sự, máy móc, nhà máy.
 

- Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng bán thành phẩm tại mỗi công đoạn; Chất lượng sản phẩm đầu cuối.
 

- Kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Cập nhật dữ liệu để phân tích.
 

- Thống kê, đánh giá các chỉ số hỏng, huỷ, tiêu hao, xác định nguyên nhân lỗi tại từng công đoạn, từng bộ phận để khắc phục.
 

- Phản ánh chi phí lỗi, huỷ, sản xuất lại vào giá thành sản xuất.

 

6. Tính giá thành sản xuất

 

- Tự động dự báo, kiểm soát BOM và tổng hợp các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất để tính toán được giá thành sản xuất, giá thành sản phẩm chính xác nhất. 
 

- Khai báo định mức nguyên vật liệu sản phẩm (BOM).
 

- Hoạch định chi phí nhân công; Hoạch định khấu hao tài sản; Hoạch định công suất nhà máy.
 

- Khai báo thời gian sản xuất, nhân lực; Kết nối dữ liệu liên phòng ban.

 

7. Quản trị nhân sự

 

Nhân sự là nguồn lực vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, LinkQ ERP chú trọng vào các tính năng giúp doanh nghiệp quản trị dễ dàng nguồn nhân lực, bố trí công việc hợp lý, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho nhân sự. Bao gồm các phân hệ chính như:

 

- Quản lý thông tin nhân viên

 

- Quản lý hợp đồng

 

- Tuyển dụng và đào tạo

 

- Đánh giá xếp loại nhân viên

 

- Quản lý chấm công

 

- Quản lý tính lương

 

- Quản lý phép

 

- Quản lý bảo hiểm

 

- Quản lý thuế thu nhập cá nhân

 

- Quản lý cấp phát công cụ dụng cụ

 

- Hệ thống biểu đồ báo cáo

 

8. Quản trị tài chính kế toán

 

Được kế thừa từ LinkQ Accounting 7.0 - Phần mềm kế toán doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, khối Quản trị Tài chính - Kế toán trong LinkQ ERP tập trung vào giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền, kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả. Bao gồm các phân hệ chính như sau:

 

- Quản lý vốn bằng tiền

 

- Quản lý mua hàng phải trả

 

- Quản lý bán hàng phải thu

 

- Quản lý hàng tồn kho

 

- Quản lý giá thành

 

- Quản lý kế toán tổng hợp

 

- Quản lý tài sản - công cụ dụng cụ

 

- Kế toán tiền lương

 

- Kế toán quản trị


 

III. GIÁ TRỊ MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

 

LinkQ ERP giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trên toàn bộ hoạt động quản trị và vận hành. Chúng tôi tập trung vào các tiêu chí:

 

- Quản trị tinh gọn các hoạt động cốt lõi nhằm tối ưu hoá quy trình hoạt động.

 

- Đồng bộ dữ liệu trên nền tảng số để kết nối các phòng ban và đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

 

- Dữ liệu báo cáo theo thời gian thực để cung cấp tầm nhìn tổng thể.

 

LinkQ ERP Sản Xuất mang đến doanh nghiệp những giá trị cho từng bộ phận như sau:

 

 

1. Công nghệ quản trị:

 

Cung cấp cho lãnh đạo tầm nhìn tổng thể để có thể ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Cung cấp cho nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở những thông tin quan trọng, công cụ để kết nối các phòng ban, quản lý công việc hiệu quả hơn.

 

2. Chuyển đổi số:

 

Doanh nghiệp được vận hành tự động hóa trên nền tảng LinkQ ERP. Các bộ phận được liên kết chặt chẽ và cùng chia sẻ luồng thông tin đồng nhất. Gắn kết và tạo ra sức mạnh tập thể, khai thác triệt để các nguồn lực của doanh nghiệp.

 

3. Quản trị tri thức:

 

Mọi tài sản đều sẽ khấu hao theo quá trình sử dụng, nhưng tri thức càng được sử dụng nhiều thì giá trị càng tăng. Quản trị tri thức giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời luôn chủ động kế thừa tri thức khi chuyển giao nhân sự.

 

4. Quản trị lãng phí:

 

LinkQ ERP giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả các lãng phí điển hình như: Sản xuất lỗi, sản xuất thừa, lãng phí thời gian chờ, bố trí sai nhân lực, thừa tồn kho, thừa thao tác, thừa quy trình... Từ đó gia tăng hiệu quả trong hoạt động, nâng cao năng suất.

 

5. Tạo ra nguồn lực mới:

 

LinkQ ERP giúp doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực hiện tại, đồng thời kết hợp với sức mạnh công nghệ, chúng ta cùng tạo ra một nguồn lực mới, mang lại giá trị cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

6. Phát triển bền vững:

 

LinkQ ERP là giải pháp được đầu tư ở hiện tại nhằm tích luỹ giá trị ở tương lai. Chúng tôi cam kết sản phẩm chất lượng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng chỉn chu và tâm thế đồng hành cùng nhau phát triển bền vững.


 

IV. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

 

Với kinh nghiệm gần 10 năm triển khai hệ thống ERP cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và lớn, LinkQ tổng kết 10 bước triển khai thành công hệ thống ERP, hi vọng sẽ góp phần giúp bạn có thể hoạch định được kế hoạch và lộ trình ERP đúng đắn.

 

 


 

Trên đây là những kiến thức tổng quan chung về Phần mềm quản lý sản xuất. Nếu bạn đang cần những thông tin chuyên sâu hơn, hay đang băn khoăn về định hướng phát triển cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với LinkQ ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

 

Để đăng kí tư vấn về giải pháp, bạn vui lòng bấm vào link bên dưới:

 

 

VI. TÌM HIỂU THÊM VỀ GIẢI PHÁP ERP ĐƯỢC LẬP TRÌNH RIÊNG CHO TỪNG NGÀNH

 

ERPsản xuất ngành gỗ

 

ERP sản xuất ngành dệt may

 

ERP sản xuất ngành cơ khí

 

ERP sản xuất ngành bao bì

 

- ERP sản xuất ngành chăn nuôi

 

Xin cảm ơn!

Khách hàng tiêu biểu

  • sssc
  • Kim Hoa
  • Agrex Saigon
  • TVSL
  • Vinh Thinh
  • Dong Nhan
  • HA
  • TLG
  • N
  • IN
  • Hoang Khang
  • Gilimex PPJ
  • Phong Phu
Copyright © 2019 Biquyetquantrisanxuat.com
  • Kết nối với chúng tôi:

Hotline